Chọn Unitek - Chọn chất lượng và an tâm!
Chọn ngôn ngữ:
  • USA
  • VIETNAMESE
time_header Thời gian làm việc: 8:00 ~ 18:00
Giỏ hàng
Đặt hàng nhanh 0862 077 793
Cha mẹ cần làm gì khi con mắc COVID-19

Cha mẹ cần làm gì khi con mắc COVID-19

Sau một thời gian dài học online tại nhà, trẻ em 5-11 tuổi bắt đầu đi học lại, trong khi trẻ em ở lứa tuổi này chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Làm thế nào để phòng ngừa cho trẻ, cách ứng phó khi trẻ không may bị mắc COVID-19, có nên tiêm vaccine cho trẻ... đang là băn khoăn, lo lắng của nhiều vị phụ huynh học sinh.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ lứa tuổi 5-11 tuổi nếu tiêm vaccine, khi nhiễm sẽ có ít triệu chứng cũng như triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn. Vì thế, cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế.

Khi trẻ không may bị mắc COVID-19, các bố mẹ cần theo dõi trạng thái của trẻ về mặt tinh thần. Những trẻ có thể điều trị ở nhà khi vẫn hoạt động, vui chơi và ăn uống gần như những ngày không mắc bệnh.

Cụ thể, theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, vào thời gian này, do thời tiết lạnh, ẩm, chênh lệch nhiệt độ các thời điểm trong ngày lớn, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc nên dù không có dịch COVID-19 xảy ra, trẻ em vẫn thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa khi tham gia học tập. Do vậy, các cháu đều có khả năng nhiễm các bệnh lý hô hấp, trong đó có COVID-19.

Vì vậy, vai trò của cha mẹ, thầy cô giáo rất quan trọng khi hướng dẫn các cháu những biện pháp phòng chống nhiễm bệnh, nhất là sau khoảng thời gian dài các cháu sinh hoạt trong nhà, ít tiếp xúc với môi trường xung quanh nên các kỹ năng phòng vệ cần phải được rèn luyện, nhắc nhở thường xuyên.

Hiện, trên thế giới ghi nhận những trường hợp mắc COVID-19 ở lứa tuổi trẻ em, kể cả từ tuổi sơ sinh. Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên tỷ lệ mắc ở trẻ em tương tự như người lớn.

Tại Việt Nam cũng có ghi nhận trường hợp trẻ em mắc bệnh, kể cả từ lứa tuổi sơ sinh. Phần lớn các trường hợp đều có biểu hiện các triệu chứng nhiễm virus như: sốt, ho, sổ mũi, mệt... Một số trường hợp có kèm theo vấn đề viêm phổi, viêm tiểu phế quản và hồi phục ổn định sau khi kiểm soát các bệnh lý kèm theo. Diễn biến nặng đa phần trên những trẻ có bệnh nền, mạn tính như suy giảm miễn dịch, bệnh hệ thống. Vì thế, cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế; Tăng cường sức đề kháng cho trẻ như bổ sung dinh dưỡng, tập luyện, tránh thừa cân béo phì; kiểm soát tốt các bệnh mạn tính. Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh; đảm bảo thông khí tốt trong môi trường sống, học tập.

-Bổ sung các Vitamin và chất khoáng cho con: Trẻ lớn nên uống nước ép hoa quả như táo, cam, cà rốt, dưa hấu. Còn với trẻ nhỏ, quan trọng nhất là được bú mẹ tăng cường. Các bé đang bú mẹ thì phải tiếp tục bú và đảm bảo mẹ không bị lây chéo bằng cách đeo khẩu trang, kính che giọt bắn và sát khuẩn tay nhanh.

Cha mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng cho con 15 phút mỗi ngày (trẻ lớn) duy trì các thói quen tốt để giữ tinh thần lạc quan để cùng nhau chiến thắng đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó cần chú ý vệ sinh bàn tay cho trẻ; sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc người khác. Đồng thời hướng dẫn, tập luyện thường xuyên các biện pháp phòng chống cho trẻ; hướng dẫn trẻ để rác thải đúng nơi quy định

- Nếu trẻ sốt, cha mẹ có thể sử dụng các thuốc theo hướng dẫn: Trẻ sốt trên 38,5 độ C, mẹ hãy chườm ấm và cho bé dùng thuốc hạ sốt theo đúng cân nặng. Trẻ sốt trên 39 độ C, ba mẹ nên tư vấn thêm bác sỹ

- Với triệu chứng ho: Bé ho nhiều sẽ ảnh hưởng ăn uống, bú, ngủ nghỉ, chơi, học tập. Nếu trẻ ho khan, cha mẹ khuyến khích trẻ uống nhiều nước để giảm cơn ho. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ bú nhiều bữa hơn. Trẻ lớn hơn có thể bổ sung thêm nước hoa quả để tăng cường vitamin và khoáng chất, giúp nâng cao sức đề kháng.

Đặc biệt, trẻ em mắc COVID-19 có chỉ số SpO2 từ 94%-96%, phụ huynh cần theo dõi kỹ các chỉ số nhịp tim, nhịp thở, huyết áp và nhiệt độ của con để báo nhân viên y tế, nhằm đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

Trẻ mắc COVID-19 mức độ nặng thường xuất hiện các triệu chứng như bỏ ăn, ăn kém, bỏ bú, chơi kém, chỉ số SpO2 từ 90% - 94%, trẻ thậm chí có biểu hiện viêm phổi nặng như: khó thở, môi tím, co rút cơ liên sườn, cha mẹ cần ngay lập tức liên hệ với bác sĩ Nhi khoa và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) trong khu vực để cho trẻ nhập viện.

Vì vậy, việc theo dõi chỉ số SpO2 cho trẻ nhỏ là rất cần thiết, tuy nhiên trên thị trường hiện nay thì máy đo SpO2 cho trẻ nhỏ là rất hiếm, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh. Do đặc tính đặc biệt của trẻ nhỏ nên dòng máy đo spo2 chuyên dùng Creative Medical SP-20 có thiết kế đầu kẹp riêng biệt cho trẻ em và người lớn, người cao tuổi. Ngoài chức năng đo các chỉ số SpO2, nhịp tim PR, chỉ số tưới máu PI, SP-20 còn đo và theo dõi nhiệt độ, rất tiện lợi. Máy có chức năng đo và lưu trữ kết quả cho 16 người dùng, kết nối wifi, hiển thị biểu đồ xung nhịp tim Pleth wave,…SP-20 là dòng máy đó spo2 cho trẻ nhỏ được bán chạy nhất hiện nay

Video đo SpO2 cho bé 4 tháng tuổi bằng máy SP-20 tại đây

Hotline tư vấn máy SP-20: 0862 077 793

Chi tiết máy đo spo2 Creative Medical SP-20 tại đây

Khi mắc COVID-19 dù ở lứa tuổi nào thì bệnh cũng có các biểu hiện từ không có triệu chứng đến có triệu chứng cho đến nhập viện nặng, tử vong. Với trẻ em qua theo dõi thì thấy trẻ cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19, kể cả di chứng (được gọi là các di chứng cấp tính của COVID-19).

Thậm chí có những trường hợp viêm đa hệ ở trẻ em, đây là biểu hiện nghiêm trọng, viêm cả các cơ quan khác. Những trường hợp hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới. Ngoài ra, việc tiêm vaccine không chỉ bảo vệ bản thân trẻ mà còn giảm đi sự lây nhiễm.

Hiện nay, qua theo dõi với biến chủng Omicron, việc lây nhiễm nhiều hơn ở trẻ em đặc biệt chưa tiêm chủng.

Vì vậy, việc tiêm chủng cho trẻ có ý nghĩa rất lớn, hạn chế lây nhiễm và giảm đi được lây nhiễm cho những người trong gia đình, đặc biệt là những người có nguy cơ cao, chống chỉ định tiêm chủng và những trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng. Và khi được tiêm chủng, trẻ cũng sẽ tự tin hơn khi tham gia các hoạt động khác.

Nguồn internet